Việt Nam có tên gọi chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trong một số cách viết khi tìm kiếm trên internet ngày nay với chữ viết không dấu thì còn thấy có cách viết là Vietnam hoặc Viet Nam ), là quốc gia nằm ở bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Việt Nam xuất hiện con người từ thời đại đồ đá cũ. Lịch sử Việt Nam cổ đại bắt đầu với các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
Việt Nam lần lượt trải qua các giai đoạn và thời kỳ biến động của lịch sử cho đến năm 1976,Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà miền Nam Việt Nam thống nhất thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam như hiện nay. Với các đặc điểm như: vị trí địa lý,thiên nhiên đa dạng,phong phú,con người yêu nước mến khách với nhiều dân tộc và lịch sử văn hóa lâu đời, do đó Du lịch Việt nam càng ngày càng phát triển,các địa điểm đi du lịch tại Việt nam không chỉ hấp dẫn đối với du khách quốc tế mà còn được người dân trong nước lựa chọn
Tên gọi Việt Nam
Các nhà nước trong lịch sử Việt Nam có những quốc hiệu khác nhau như Xích Quỷ, Văn Lang, Đại Việt, Đại Nam hay Việt Nam. Chữ Việt Nam được cho là việc đổi ngược lại của quốc hiệu Nam Việt trước Công nguyên. Chữ “Việt” đặt ở đầu biểu thị đất Việt Thường, cương vực cũ của nước này, từng được dùng trong các quốc hiệu Đại Cồ Việt và Đại Việt . Chữ “Nam” đặt ở cuối thể hiện đây là vùng đất phía nam, là vị trí cương vực, từng được dùng cho quốc hiệu Đại Nam ,một cách gọi phân biệt Đại Việt là Nam Quốc (như “Nam Quốc Sơn Hà”) với Bắc Quốc là Trung Hoa. Vua Gia Long nhà Nguyễn chính thức sử dụng quốc hiệu ” Việt Nam ” từ năm 1804.
Địa lý Việt nam
Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông.
Khoảng cách giữa cực Bắc và cực Nam của Việt Nam theo đường chim bay là 1.650 km. Nơi có chiều ngang hẹp nhất ở Quảng Bình với chưa đầy 50 km.
Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư.
Đất chủ yếu là đất ferralit vùng đồi núi (ở Tây Nguyên hình thành trên đá bazan) và đất phù sa đồng bằng. Ven biển đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long tập trung đất phèn. Rừng ở Việt Nam chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới khu vực đồi núi còn vùng đất thấp ven biển có rừng ngập mặn. Đất liền có các mỏ khoáng sản như phosphat, vàng. Than đá có nhiều nhất ở Quảng Ninh. Sắt ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh. Ở biển có các mỏ dầu và khí tự nhiên.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết có sự biến động. Phía bắc dãy Bạch Mã có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc lạnh và khô vào mùa đông tạo nên mùa đông lạnh; gió Tây Nam nóng khô và Đông Nam ẩm ướt vào mùa hè. Phía nam có gió Đông Bắc vào mùa khô và gió Tây Nam vào mùa mưa. Các dòng biển phần nào đó điều hòa khí hậu. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm.
Hệ sinh thái tại Việt nam
Việt Nam nằm trong vùng sinh thái Indomalaya , nằm trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, xếp thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới. 15.986 loài thực vật đã thấy trong cả nước, trong đó 10% là loài đặc hữ. Cuối những năm 1980, một quần thể Tê giác Java đã bị phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và có thể cá thể cuối cùng của loài này ở Việt Nam đã chết vào năm 2010.
Hành chính
Phân cấp hành chính Việt Nam gồm 3 cấp: 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh và tương đương, 705 cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.
Thủ đô của Việt Nam là thành phố Hà Nội, thành phố đông dân cũng như có quy mô GRDP lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (ngày nay vẫn thường được gọi miệng phổ biến với tên cũ là Sài Gòn).
Lịch sử
Trống đồng Đông Sơn
Các nhà khảo cổ học tìm thấy những dấu vết của người đứng thẳng thời đồ đá cũ trên lãnh thổ Việt Nam cách đây khoảng 500.000 năm; các công cụ thô sơ bằng đá và các dấu răng của người tiền sử bị phát hiện tại các tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hóa, Yên Bái, Ninh Bình và Quảng Bình.
Đến thời đại đồ đá mới cách đây 5000 đến 6000 năm, người Việt cổ bắt đầu biết canh tác lúa nước; loạt dấu vết trồng lúa có từ cao nguyên tới đồng bằng cùng thời gian đó, những nhà nước đầu tiên lần lượt xuất hiện đó là Văn Lang và Âu Lạc.
Lãnh thổ Việt nam qua các triều đại liên tục thay đổi,sau nhà Ngô, lần lượt các triều Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần tổ chức chính quyền tương tự các triều đại Trung Hoa, lấy Phật giáo làm tôn giáo chính của quốc gia và cho truyền bá cả Nho giáo và Đạo giáo.
Vào đầu thế kỷ XVI, Vua Lê khi đó là bù nhìn, hai tập đoàn phong kiến Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn tranh chấp nhau, gây chiến tranh kéo dài hơn 100 năm. Cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh – một thành viên dòng họ Chúa Nguyễn cùng với viện trợ từ Pháp và Xiêm lập Nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng ở Việt Nam.
Năm 1954, Chiến tranh Đông Dương kết thúc. Năm 1975,hòa bình lập lại ở Việt nam với việc thống nhất hai miền Nam-Bắc. Năm 1976, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức tuyển cử hợp nhất.
Chính trị
Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa với cơ chế có duy nhất một đảng chính trị lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quân sự
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ.
Ngoại giao
Tính đến năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó nổi bật như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Kinh tế
Chính sách Đổi mới năm 1986 đã thiết lập mô hình “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Về địa lý kinh tế, chính phủ Việt Nam phân chia quy hoạch thành các vùng kinh tế – xã hội và các khu vực kinh tế trọng điểm mỗi miền. Các tỉnh có GRDP bình quân đầu người cao nhất: Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội,… và GRDP bình quân đầu người thấp nhất: Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng,…
Giao thông
Các tuyến giao thông nội địa chủ yếu từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều theo hướng bắc – nam. Hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ… Có tổng chiều dài khoảng 222.000 km. Hệ thống đường sắt Việt Nam dài tổng 2652 km trong đó tuyến Đường sắt Bắc Nam dài 1726 km.
Các tuyến đường thủy nội địa chủ yếu nằm theo hướng đông – tây dựa theo các con sông như sông Đà, sông Hồng, sông Sài Gòn. Hệ thống đường biển xuất phát từ các cảng biển như Hải Phòng, Quy Nhơn, Sài Gòn.
Truyền thông
Truyền thông Việt Nam có bốn loại hình báo chí là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Việt Nam hòa mạng internet quốc tế vào năm 1997 và hơn 10 năm nay, hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử đã ra đời. Thống kê đến tháng 7 năm 2010, tại Việt Nam có 858 cơ quan báo chí in, trong đó có 178 báo và 528 tạp chí. Có 65 đài phát thanh – truyền hình, gồm 2 đài phát thanh – truyền hình trung ương (VTV, VOV) và 63 đài phát thanh – truyền hình ở các địa phương. Có 34 báo điện tử, 180 trang tin điện tử của các cơ quan tạp chí, báo, đài và hàng ngàn trang thông tin điện tử.
Tại Việt Nam, tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí hoạt động dưới sự quản lý và giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và dưới sự định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Luật pháp chưa cấp phép cho báo chí tư nhân hoạt động.
Du lịch Việt nam
Địa điểm du lịch ở Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam, từ miền núi tới đồng bằng, từ các thắng cảnh thiên nhiên tới các di tích văn hóa lịch sử. Các điểm du lịch miền núi như Sa Pa, Bà Nà, Đà Lạt. Các điểm du lịch bãi biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu và các đảo như Cát Bà, Côn Đảo, Lí Sơn.
Khoa học
Năm 2010, tổng chi tiêu của Nhà nước vào khoa học và công nghệ chiếm khoảng 0,45% GDP. Theo UNESCO, Việt Nam đã dành 0,19% GDP để nghiên cứu và phát triển khoa học vào năm 2011. Chiến lược tìm cách thúc đẩy hợp tác khoa học quốc tế lớn hơn, với kế hoạch thiết lập mạng lưới các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài và khởi xướng một mạng lưới kết nối các tổ chức khoa học quốc gia với các đối tác nước ngoài.
Nhân khẩu
Tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người. Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới với 54 dân tộc trong đó người Kinh chiếm đa số với gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam là tiếng Việt, một ngôn ngữ thanh điệu thuộc ngữ hệ Nam Á và là tiếng mẹ đẻ của người Việt. Hiến pháp không quy định chữ viết quốc gia hay văn tự chính thức. Văn ngôn với chữ Hán ghi âm Hán-Việt được dùng trong các văn bản hành chính trước thế kỷ 20. Chữ Nôm dựa trên chất liệu chữ Hán để ghi âm thuần Việt hình thành từ khoảng thế kỷ 7 tới thế kỷ 13. Các nhóm sắc tộc thiểu số ở Việt Nam nói một số ngôn ngữ ví dụ như tiếng Tày, tiếng Nùng, tiếng Mường, tiếng H’Mông, tiếng Chăm, và tiếng Khmer. Các hệ ngôn ngữ ở Việt Nam bao gồm Nam Á, Kra-Dai, Hán-Tạng, H’Mông-Miền và Nam Đảo. Một số ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam cũng được hình thành tại các thành phố lớn.
Tôn giáo
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và tín ngưỡng. Phật giáo du nhập vào cùng với Nho giáo và Đạo giáo (gọi chung là tam giáo) có ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn có một số tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo.
Giáo dục
Ở Việt Nam có 5 cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học.
Y tế
Về cơ sở hạ tầng và mạng lưới y tế cơ sở của Việt Nam đã có 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số xã có trạm y tế trong đó gần 2/3 xã đạt chuẩn quốc gia.
Về nhân lực trong ngành, Việt Nam hiện có hệ thống các trường đại học y, dược phân bổ trên cả nước. Mỗi năm có hàng nghìn bác sĩ và dược sĩ đại học tốt nghiệp ra trường.
Thống kê năm 2016, người Việt có tuổi thọ trung bình 75,6 tuổi, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
Văn hóa Việt nam
Việt Nam có nền văn hóa đa dạng: từ vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh–Nghệ với văn hóa làng xã và văn minh lúa nước đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc, đến nền văn hóa Chăm Pa của người Chăm tại Nam Trung Bộ, các bộ tộc Tây Nguyên, cùng vùng đất mới Nam Bộ kết hợp với văn hóa các sắc tộc Hoa, Khmer.
Về truyền thống, Việt nam được coi là thuộc vùng văn hóa Đông Á (cùng với Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản).
54 dân tộc có những phong tục, những lễ hội mang ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong ngôn ngữ của văn học, nghệ thuật.
Âm nhạc
Âm nhạc truyền thống khác nhau giữa các vùng miền của Việt Nam. Âm nhạc cổ điển ở miền Bắc là hình thức âm nhạc lâu đời nhất Việt Nam. Trong lịch sử, Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng bởi truyền thống âm nhạc Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ và Nhật Bản. Nhã nhạc là hình thức ca nhạc cung đình. Ca trù là một loại hình diễn xướng âm nhạc giàu chất liệu thi ca. Chèo, tuồng, cải lương là hình thức sân khấu ca nhạc cổ. Xẩm là một loại nhạc dân gian. Quan họ có ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Chầu văn là hình thức ca nhạc hầu đồng. Nhạc dân tộc cải biên là một hình thức của âm nhạc dân gian Việt Nam xuất hiện từ những năm 1950. UNESCO công nhận nhã nhạc Huế, ca trù, quan họ, hát xoan, đờn ca tài tử Nam Bộ, ví giặm Nghệ Tĩnh, bài chòi, cồng chiêng Tây Nguyên, hát then là những di sản văn hóa phi vật thể. Các nhạc cụ truyền thống có thể kể đến đàn bầu, đàn gáo, đàn nguyệt, đàn đá, trống, phách, v.v.
Trang phục truyền thống ở Việt Nam là Áo dài, thường được nữ giới mặc trong những dịp như đám cưới và lễ hội.
Ẩm thực Việt nam
Có sự kết hợp của 5 yếu tố cơ bản: cay, chua, đắng, mặn và ngọt. Nước mắm, nước tương,… là một trong những nguyên liệu tạo hương liệu trong món ăn. Nấu ăn của Việt Nam có thể có các nguyên liệu tươi hơn, dùng dầu ít hơn và phụ thuộc hơn vào rau thơm, rau quả. Có thể có một đặc điểm phân biệt ẩm thực Việt Nam với một số nước khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon, đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống có thể có ít hơn những món cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ như ẩm thực Nhật Bản mà thiên về phối trộn gia vị hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn (ví dụ chân cánh gà, phủ tạng động vật, trứng vịt lộn…).
Thể thao
Các môn thể thao truyền thống Việt Nam có đấu vật, võ thuật, đá cầu, cờ tướng… Ở một số khu vực tập trung người dân tộc thiểu số có bắn nỏ, đẩy gậy. Một số có sự phổ biến như bóng đá, bóng bàn, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, billiards, cờ vua,…. Bóng đá là môn thể thao được người Việt Nam quan tâm, chơi và theo dõi nhiều nhất.
Việt nam Tours
Tour du lịch Hà Giang từ Hà Nội (thứ 6 hàng tuần)
sẵn có tương tự :
Thuê xe tự lái tại Tp Hà nội - Tp.Hồ Chí Minh
Dịch vụ cho thuê xe tại Hà nội
- Các loại xe 4-5 chỗ tùy chọn
- Xe đời mới
- Đã tích hợp đầy...
sẵn có tương tự :
Thuê 4-5 chỗ tại Hà nội
- Các loại xe 4-5 chỗ tùy chọn
- Xe đời mới
- Đã...
sẵn có tương tự :
=> Khám phá cảnh quan hùng vỹ của núi rừng Tây Bắc; chiêm ngưỡng sắc màu hoa ban
=> Chinh...
sẵn có tương tự :
Căn hộ nghỉ dưỡng Hạ Long
View biển và vịnh tuyệt đẹp và khoáng đạt từ tất cả các phòng ngủ trong 1 căn hộ...